Mới chơi âm thanh thì việc điều khiển chiếc tai của mình để có được bộ âm thanh chuẩn là điều dường như không thể xảy ra được. Vấn đề chúng ta cần làm là phải tìm hiểu tiêu chuẩn trước sau đó tai sẽ phải thích ứng dần và cảm nhận độ sâu của thiết bị âm nhạc đem lại. Vậy làm sao để có thể setup một dàn âm thanh chuẩn chất lượng.
Chúng ta có thể thấy nghệ thuật thì quả thật là vô cùng không có khái niệm nào chuẩn 100% vì nó phụ thuộc rất nhiều vào tác động bên ngoài, phòng nghe, kiểu thiết kế … Và Audio Hoàng Hải sẽ cùng quý khách tìm hiểu xem một dàn âm thanh chuẩn cần những yếu tố nào?. Bạn là một người thưởng thức nhạc chuyên nghiệp và muốn sắm một dàn âm thanh để thỏa mãn thú chơi của mình. Bạn cần chú ý đến 6 đặc tính quan trọng dưới đây cấu thành một dàn âm thanh chuẩn để bạn lựa chọn:
1. Dải tần đáp ứng
Bạn phải thử khả năng tái tạo âm thanh chính xác ở các dải tần một cách đồng đều của dàn âm thành. Bởi có nhiều trường hợp, khi xuống đến dải tần cực thấp, các màng loa nhỏ thường không thể hiện được âm bass sâu. Có thể thử bằng cách nghe những bản nhạc có dải tần đa dạng như All For You của Diana Krall, hoặc album Brothers in Arms của Dire Straits
2. Tông nhạc chính xác
Dàn âm thanh chuẩn cần có một loa tép tốt và giúp nghe được hòa âm đặc trưng của một nghệ sĩ hơn là những nốt nhạc cơ bản mà ai cũng có thể thực hiện được. Từ đó, ta có thể phân biệt được các âm thanh chơi nhạc cụ khác nhau của mỗi nghệ sĩ hoặc giọng hát của từng người.
3. Âm trường
Chỉ có những bộ dàn cao cấp, đắt tiền mới tái hiện được không gian ba chiều của âm thanh (chiều sâu, chiều rộng, chiều cao). Cảm nhận về không gian ba chiều này phải không được thay đổi dù người nghe có di chuyển xung quanh phòng nhạc. Nếu không có nguồn stereo chất lượng cao thì không thể tạo ra sự cảm nhận về không gian ba chiều của âm thanh này được. Lấy ví dụ như bản You Oughta Know trong album Jagged Little Pill Acoustic của Alanis Morissette có thể cho người nghe thấy được vị trí của ca sỹ ở ngay bên phải sân khấu, chiếc guitar acoustic bố trí bên trái, trong khi bộ trống được đặt ngay phía sau giọng hát.
4. Độ phân giải
Bộ dàn với độ phân giải càng lớn thì âm thanh càng rõ ràng, chi tiết hơn. Khi độ phân giải thấp khi nghe âm thanh có nhiều giọng hát hoặc nhạc cụ sẽ bị lẫn lộn, thậm chí không phân biệt được giọng chính.
5. Dải động
Dải động của một dàn âm thanh là khoảng cách của biên độ tín hiệu đầu vào giữa hai mức nhỏ nhất và lớn nhất, mà thiết bị vẫn hoạt động bình thường. Nó càng lớn càng tốt để ta có thể nghe được những âm thanh rất nhỏ cũng như những âm thanh rất lớn
Để thử dải động của dàn âm thanh bạn có thể sử sụng bản thu của Zepplin, Since I’ve Been Loving You hay bản giao hưởng số hai của Mahler mang tên Resurrection.
6. Độ động
Để đánh giá dàn âm thanh tốt hay xấu, cũng cần xem xét yếu tố thời gian để màng loa sau khi rung lên tạo âm thanh phục hồi lại vị trí ban đầu nhanh hay chậm? Yêu cầu đặt ra là thời gian phục hồi đó phải đủ nhanh để không bỏ lỡ nhịp âm thanh. Để thử nghiệm độ động này của loa có thể sử dụng bản Concerto for Orchestra của Bartok, Am I Wrong của Keb Mo hay bản Overture trong album Tommy của The Who.
Hãy tới với Audio Hoàng Hải, nhà phân phối độc quyền những thương hiệu âm thanh Hi-end đẳng cấp để nhận được sự tư vấn về những sản phẩm âm thanh và không gian nghe nhạc một cách tốt nhất.
Audio Hoàng Hải – 23D Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.