Bức màn bí mật tạo nên sự thành công của thương hiệu McIntosh tại New York trong tháng này, chúng tôi gửi tới độc giả những thông tin và hình ảnh phản ánh chiều dài lịch sử về nhà máy sản xuất của McIntosh.
Đoàn Audio Hoàng Hải với chuyến công tác thăm tập đoàn Mcintosh tháng 6/2017
Trong thời kỳ mà các thiết bị điện tử thường bị xem là thứ hàng hóa sớm lỗi thời do vòng đời sản phẩm ngắn thì McIntosh vẫn xuất hiện như một minh chứng ngược lại: nó vừa có giá trị sử dụng cao với thiết kế vượt thời gian, lại vừa có giá trị sưu tầm theo kiểu “cha truyền con nối” xuất phát từ chất lượng bền bỉ.
Trụ sở đầu tiên của McIntosh được đặt tại Silver Sping, Maryland, sau đó được chuyển đến Binghamton, New York vào năm 1956 và tọa lạc cho đến ngày nay. Vào thời điểm đó, toàn bộ việc thiết kế, sản xuất và thử nghiệm sản phẩm được thực hiện bởi 150 công nhân, cho ra đời nhiều sản phẩm âm thanh cao cấp như amplifier, loa, radio và nhiều thiết bị điện tử khác. Những sản phẩm này đã được khoác lên lớp ngoại hình vừa cổ điển, vừa sang trọng với mức giá phù hợp.
McIntosh không phải là một cái tên quá phổ biến như các sản phẩm hi-fi được bày bán nhan nhản trong siêu thị. Nhưng cũng có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu này qua bộ đèn công suất xanh dương với mặt kính thủy tinh đặc trưng ở mọi thiết bị, đặc biệt là amplifier – sản phẩm chủ đạo của McIntosh – nếu bất chợt ghé thăm phòng nghe của một người mộ điệu nào đó.
Đến nay, McIntosh là một trong số không nhiều hãng điện tử vẫn đặt nhà máy sản xuất tại nước Mỹ. Mặc dù một số công đoạn như thiết kế mạch điện và cắt thủy tinh đã được thế chỗ bằng dây chuyền tự động, vẫn còn nhiều công đoạn phải thực hiện thủ công như: Mài và uốn kim loại, in màn hình, sơn, cuộn biến thế, lắp ráp và thử nghiệm. Thời gian làm việc trung bình của công nhân tại McIntosh là khoảng 17 năm.
Một số hình ảnh ở Townhouse: Không gian trải nghiệm hi-end theo xu hướng mới